Câu hỏi đuôi (Tag question) là một chủ điểm ngữ pháp không khó nhưng các em rất dễ nhầm lẫn, đặc biệt là trong bài thi Tiếng Anh. Vì vậy, hôm nay SAM sẽ tổng hợp lại tất cả những điều cần biết về câu hỏi đuôi, bao gồm cách dùng, phân biệt các loại câu hỏi đuôi và cách dùng câu hỏi đuôi trong IELTS.
I.”CÂU HỎI ĐUÔI- TAG QUESTION” LÀ GÌ?
Câu hỏi đuôi là một dạng câu hỏi Yes/No, được dùng để xác nhận lại thông tin trong câu trần thuật. Dạng câu hỏi này thường được sử dụng trong tiếng Anh giao tiếp
Ex: You are a student, aren’t you?
II. CẤU TRÚC ” CÂU HỎI ĐUÔI “
1. Nguyên tắc hình thành
Nguyên tắc chung
– Phần đuôi câu hỏi sẽ sử dụng trợ động từ giống như ở mệnh đề chính
– Nếu mệnh đề chính không có trợ động từ, thì ta có thể sử dụng do, does, did để tạo thành câu hỏi đuôi
– Thể của mệnh đề chính và phần đuôi câu hỏi đuôi luôn trái ngược nhau.
– Thời của động từ trong câu hỏi đuôi phải giống với thời của động từ trong mệnh đề chính.
– Chủ ngữ của mệnh đề chính trùng với chủ ngữ của phần đuôi.
– Đại từ ở phần đuôi phải được chia ở dạng chủ ngữ.
-Phần đuôi câu hỏi đuôi ở thể phủ định có thể được rút gọn thành “n’t” hoặc “trợ động từ + chủ ngữ + not”. Tuy nhiên, cách rút gọn “n’t” thường được sử dụng phổ biến hơn.
- Ex : The weather is hot today, isn’t it? – Thời tiết hôm nay nóng phải không?
2. Cấu trúc
Hiện Tại Đơn
- Động từ “To be”:
-S + is/am/are + O, aren’t/ isn’t + S?
Ex 1 : He’s bad, isn’t he ? – Anh ấy tồi phải không ?
Ex 2 : I’m ugly, aren’t I ? – Tôi xấu phải không ?
- Động từ thường
-S + V + O, doesn’t/don’t + S?với “S” là chủ ngữ, “V” là động từ,và “O” là tân ngữ
Ex 1 :Nick likes badminton, doesn’t he? – Nick thích cầu lông phải không ?
Thì Hiện Tại Tiếp Diễn
– S + is/am/are + V_ing , aren’t/ isn’t + S?
– S + is/am/are + “not” + V_ing , is/am/are + S?
Ex: You’re having fun, aren’t you ? – Cậu đang vui phải không ?
Thì Hiện Tại Hoàn Thành
– S + has/have + V3/ed, hasn’t/ haven’t + S
– S + has/have + “not” + V3/ed, has/have + S ?
Ex : Ly has gone home, hasn’t she ? – Ly đã/vẫn chưa về tới nhà rồi phải không?
Thì Quá Khứ Đơn
Đối với động từ “To Be”
- S + were/was + O, weren’t/wasn’t + S ?
- S + were/was + not + O, were/was + S ?
Ex : They were not late, were they ? – Họ không đến muộn phải không ?
Đối với động từ thường
- S + V2/ed + O , “ didn’t ” + S ?
- S + ” didn’t “ + V + O , “ did “ + S ?
Ex : He had to go to work early, didn’t he? – Anh ấy đã đi làm sớm phải không?
Thì Tương Lai Đơn
– S + will + V_inf, won’t + S ? S + will + not + V_inf, will + S ?
Ex : You’ll go to sleep early, won’t you? – Bạn sẽ ngủ sớm, phải không?
Động Từ Khiếm Khuyết (Modal Verbs)
– S + Modal Verbs + V_inf, Modal Verbs + ” not “ + S?
– S + Modal Verbs + ” not “ + V_inf, Modal Verbs + S?
Ex: He can’t swim, can he ? – Anh ấy không biết bơi, phải không?
III. Một số điều cần lưu ý khi dùng câu hỏi đuôi (tag question):
– Câu giới thiệu dùng “I am”, câu hỏi đuôi sẽ được chuyển thành “ aren’t I ”
Ex: I am the chosen student, aren’t I?
– Câu giới thiệu dùng ” Let’s “, câu hỏi đuôi sẽ được chuyển thành “ Shall we ”
Ex: Let’s go swimming, shall we ? – Chúng ta hãy đi bơi, phải không?
– Nếu chủ ngữ là các đại từ bất định như : “Someone, Everyone, No one, Everyone, …”, thì đuôi sẽ là từ “they”
Ex: Everyone wanted to eat, didn’t they? – Mọi người đều muốn ăn, phải không?
– Câu hỏi đuôi (tag question) của mệnh đề có chứa các trạng từ phủ định và bán phủ định như: never, seldom, hardly, scarcely, little… sẽ luôn ở dạng khẳng định, bất kể mệnh đề giới thiệu ở dạng phủ định hay khẳng định.
Ex: She seldom eat meat, does she ? – Cô ấy hiếm khi ăn thịt, phải không ?
– Câu đầu có “It seems that” + mệnh đề, lấy mệnh đề làm câu hỏi đuôi
Ex: It seems that they are left , aren’t they ? – Có vẻ như họ bị bỏ lại , phải không ?
– Nếu chủ ngữ của câu là mệnh đề danh từ, thì phần hỏi đuôi sẽ sử dụng đại từ “it”.
Ex: What he have said is true, isn’t it? – Những gì anh ấy nói là sự thật, phải không?
– Câu hỏi đuôi thường là “… will you ?” sau câu mệnh lệnh cách (Do…/Don’t do v.v… )
Ex: Let’s go to dinner, will you ? – Chúng ta hãy đi ăn tối, được không
– Câu đầu là ” I WISH ”, dùng “ MAY ” trong câu hỏi đuôi
Ex: I wish to study German, may I ? – Tôi muốn học tiếng Đức, tôi có thể
USED TO:
– Trường hợp này, các em xem “Used To” là một động từ chia ở thì quá khứ. Do đó, câu hỏi đuôi tương ứng chỉ cần mượn trợ động từ “did”
Ex: She used to live in Hanoi, didn’t she? ( cô ấy đã từng ở Hà Nội phải không )
WOULD RATHER
– Cấu trúc “would rather” có nghĩa là “thích làm gì đó hơn”, “thà làm gì đó hơn”. Khi lập câu hỏi đuôi của cấu trúc này, các em chỉ cần sử dụng trợ động từ “would” để lập câu hỏi đuôi..
Ex : You would rather go, wouldn’t you? – Bạn thà đi, phải không?
IV. CÁCH SỬ DỤNG CÂU HỎI ĐUÔI
1. Xác định lại thông tin
Với cách dùng này, câu hỏi đuôi được xem là mệnh đề chính của câu trần thuật. Khi ấy, các em sẽ hạ giọng ở cuối câu để thể hiện sự xác nhận hoặc chờ đợi sự đồng tình..
Ex:
Ly is beautiful, isn’t she? (Ly đẹp gái nhỉ?)
Trả lời:
“Yes“ => “Yes, she is”. (Ừ, cô ấy đẹp thật.)
“No” => “No, she isn’t”. (Không, cô ấy không đẹp.)
2. Dùng để lấy thông tin
Khi sử dụng câu hỏi đuôi để yêu cầu người nghe trả lời câu hỏi, các em sẽ lên giọng ở cuối câu. Câu trả lời cho câu hỏi đuôi này cũng là YES/NO:
Ex :
You didn’t go to the picnic yesterday, did you? (Hôm qua cậu không đi picnic à?)
Trả lời:
NO => No, I didn’t go to the picnic yesterday. (Không, hôm qua tôi không đi picnic.)
YES => Yes, I went to the picnic yesterday. (Có, hôm qua tôi có đi picnic chứ.)